AEC, ASEAN, APSC… chắc hẳn là những cụm từ viết tắt quen thuộc của các tổ chức trong khu vực Đông Nam Á. Vậy AEC là gì? Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập khi nào, tầm nhìn ra sao? Wikiaz.net sẽ mang tới cho bạn đọc những thông tin quan trọng chi tiết nhất về AEC qua bài viết sau

1. AEC là gì?
AEC là viết tắt của ASEAN Economic Community – Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Khối kinh tế khu vực Đông Nam Á được thành lập vào ngày 31/12/2015 gồm 10 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam (Cộng đồng kinh tế asean chính thức có hiệu lực từ ngày 31/15/2015).
Ngày 7 tháng 10 năm 2003, tại Bali, Indonesia, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã kí kết Bản kế hoạch chiến lược nhằm hình thành và phát triển AEC
AEC cùng với Cộng đồng An ninh ASEAN (APSC) và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC) là 3 trụ cột quan trọng của cộng đồng ASEAN.
2. Mục tiêu của AEC
Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN diễn ra vào ngày 22/11/2015 tại Kuala Lumpur đã đi tới thống nhất 04 mục tiêu chính của AEC như sau:
Mục tiêu 1: Xây dựng mội thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung
- Dỡ bỏ rào cản, tự do lưu thông hàng hoá
- Tự do lưu thông dịch vụ
- Tự do lưu chuyển đầu tư
- Tự do lưu chuyển vốn
- Tự do lưu chuyển lao động kỹ năng
- Các biện pháp về các lĩnh vực ưu tiên hội nhập
Mục tiêu 2: Xây dựng một khu vực kinh tế cạnh tranh
- Các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh
- Bảo hộ người tiêu dùng
- Bảo hộ 1uyền sở hữu trí tuệ
- Xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
- Hoàn thiện hệ thống thuế quan
- Phát triển thương mại điện tử
Mục tiêu 3: Phát triển kinh tế cân bằng
- Các kế hoạch phát triển SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ)
- Sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia ASEAN
Mục tiêu 4: Hội nhập kinh tế toàn cầu trên cơ sở tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
3. Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025
Cộng đồng AEC 2025 sẽ là một cộng đồng hội nhập và gắn kết cao; cạnh tranh, sáng tạo và năng động; cùng với tăng cường kết nối và hợp tác theo ngành; và một cộng đồng dung nạp và tự cường hơn, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, đồng thời hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Theo đó, AEC cam kết đạt được:
- Một nền kinh tế khu vực hội nhập và gắn kết cao, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao bền vững bằng cách gia tăng thương mại, đầu tư và tạo việc làm; nâng cao năng lực khu vực trong việc ứng phó với các thách thức và xu hướng lớn toàn cầu; đẩy nhanh chương trình nghị sự một thị trường thống nhất thông qua tăng cường các cam kết về thương mại hàng hóa, và thông qua việc giải quyết hiệu quả các rào cản phi thuế quan; hội nhập sâu hơn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ; và lưu chuyển thông thoáng hơn về đầu tư, lao động có tay nghề, doanh nhân và vốn;
- Một cộng đồng cạnh tranh, sáng tạo và năng động, thúc đẩy tăng năng suất mạnh mẽ, bao gồm thông qua việc thiết lập và áp dụng thiết thực các tri thức, các chính sách hỗ trợ hướng tới sự sáng tạo, cách tiếp cận khoa học với phát triển và công nghệ xanh, và bằng cách áp dụng công nghệ số hóa đang phát triển; thúc đẩy quản trị tốt, minh bạch và các quy định tương ứng; giải quyết tranh chấp hiệu quả; và hướng tới tăng cường tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu;
- Tăng cường kết nối và hợp tác theo ngành với những cải thiện về các khuôn khổ khu vực, bao gồm các chính sách chuyên ngành chiến lược cần thiết cho sự vận hành hiệu quả của cộng đồng kinh tế;
- Một cộng đồng tự cường, dung nạp và hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm, mang lại sự phát triển đồng đều và tăng trưởng toàn diện; một cộng đồng với các chính sách được tăng cường về phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ và hợp tác thu hẹp khoảng cách phát triển được đẩy mạnh; và một cộng đồng với sự tham gia hiệu quả của giới kinh doanh và các giới liên quan, các dự án và hợp tác phát triển tiểu vùng, và các cơ hội kinh tế lớn hơn để hỗ trợ xóa nghèo; và
- Một ASEAN toàn cầu, thúc đẩy cách tiếp cận hệ thống và nhất quán hơn trong quan hệ kinh tế với các đối tác bên ngoài; vai trò hạt nhân chính yếu thúc đẩy và dẫn dắt hội nhập kinh tế khu vực ở Đông Á; và một ASEAN đoàn kết với vai trò và tiếng nói được nâng cao tại các diễn đàn kinh tế toàn cầu trong xử lý các vấn đề kinh tế quốc tế.
4. Các hiệp định quan trọng của AEC
Kể từ khi thành lập tới nay AEC đã sáng kiến và ký kết nhiều hiệp định quan trọng, trong đó phải kể tới:
ATIGA – Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN
AFAS – Hiệp định Khung về Dịch vụ ASEAN
MNP – Hiệp định về Di chuyển thể nhân trong ASEAN
ACIA – Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN
Và các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về một số lĩnh vực dịch vụ
5. Vai trò và vị trí của Việt Nam trong AEC
Vai trò và vị trí của Việt Nam với AEC trong khuôn khổ nội khối
- ASEAN là đối tác thương mại quan trọng của hàng đầu của Việt Nam trong nhiều năm. Nhờ sự phát triển năng động của cả 2 phía mà quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao.
- Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN đang chuyển biến theo hướng tích cực cả về chất và lượng
- Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn của những nhà đầu tư ASEAN
Vai trò của Việt Nam với AEC trong khuôn khổ hội nhập kinh tế toàn cầu
- Trọng tâm của Cộng đồng Kinh tế ASEAN là sáng kiến phát triển thị trường và cơ sở sản xuất ASEAN chung dựa trên sự kết nối sức mạnh của thị trường 10 nước ASEAN
- Việt Nam có quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ, vì vậy đóng góp đáng kể cho ASEAN về cơ sở sản xuất, sức lao động, thị trường
- Việt Nam đã cùng các quốc gia ASEAN hợp tác sâu rộng với nhiều đối tác quan trọng
- Việt Nam cũng đồng thời tham gia nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác ngoài khối