Nếu bạn đang băn khoăn không biết “Chân thành” hay “Trân thành” mới là đúng hoặc “Chân thành cảm ơn” hay “Trân thành cảm ơn” mới là chuẩn thì đây là bài viết giành cho bạn.
Đây là lỗi chính tả phổ biến trong cả văn viết và văn nói. Trong văn nói có thể chấp nhận được nhưng nếu nhầm lẫn trong văn viết thì khá xấu hổ. Không sao, Wikiaz sẽ giúp bạn phân biệt xác định Chân thành hay Trân thành mới là đúng.
Chân thành hay Trân thành
Tiếng Việt vốn phức tạp với ch, tr, s, x… thêm vào đó do đặc điểm vùng miền mà cách phát âm nhiều nơi có sự khác nhau.
Từ “Chân” mang ý nghĩa là chân thật, bày tỏ sự thành tâm từ tận đáy lòng
Từ “Trân” mang ý nghĩa về sự nâng niu, trân trọng, trân quý
Vậy nên:
Chân thành: Bày tỏ sự thành thật từ tận đáy lòng
Trân thành: Thể hiện sự trân trọng từ tận đáy lòng
“Chân thành” được sử dụng phổ biến hơn, được chấp nhận rộng rãi hơn so với “Trân thành”. Thay vì sử dụng “Trân thành” ta nên sử dụng từ “Trân trọng”
Yếu tố vùng miền cũng ảnh hưởng tới việc phát âm 2 từ này. Tại nhiều vùng miền, âm “ch” được phát âm khá nặng mang lại cảm giác âm “ch” mà cứ như “tr”.
Chân thành cảm ơn hay Trân thành cảm ơn
Chân thành cảm ơn thể hiện lời cảm ơn, sự cảm kích từ tận đáy lòng. Sử dụng khi muốn cảm ơn ai đó cùng lứa tuổi với mình hoặc có cấp bậc ngang mình
Trân thành cảm ơn thể hiện lời cảm ơn với sắc thái trang trọng, lịch sự hơn (thường sẽ dùng từ Trân trọng cảm ơn). Sử dụng khi cảm ơn ai đó lớn tuổi hoặc là cấp trên của mình.
Kết luận
Giữa “Chân thành” và “Trân thành” thì ta nên sử dụng “Chân thành”, không nên sử dụng “Trân thành” mà thay vào đó nên dùng “Trân trọng”.
Tương tự: Nên sử dụng “Chân thành cảm ơn” và “Trân trọng cảm ơn”