Chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã nghe đến khái niệm trẻ em, nhưng trẻ em là độ tuổi nào? Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi? Hôm nay Wikiaz.net sẽ giải đáp cùng bạn những câu hỏi trên. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu!
Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi??

Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi?
Tại Việt Nam, độ tuổi của trẻ em được thống nhất áp dụng theo quy định tại Luật Trẻ em 2016. Cụ thể, Điều 1 Luật Trẻ em quy định:
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Như vậy pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận người dưới 16 tuổi là trẻ em.
Thế nhưng ở mỗi quốc gia sẽ có một quy định khác nhau Hiện nay theo các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Theo đó, Liên Hợp Quốc quy định người thành niên là người đủ 18 tuổi và người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy có thể thấy trẻ em theo quy định của Liên Hợp Quốc là những người dưới 18 tuổi. Có sự quy định trên do thiếu nhi là những chủ thể còn non nớt về trí tuệ và thể chất. Đây là đối tượng cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ về mặt pháp lý, trước cũng như sau khi ra đời.
Quyền trẻ em là gì? Quyền trẻ em có ý nghĩa gì?
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận sự yêu thương và chăm sóc của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển.
Bao gồm quyền được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt mà mọi người, mọi gia đình dành cho trẻ em và cả quyền được cha mẹ ruột yêu thương, cũng như những nhu cầu căn bản: được ăn uống, được giáo dục phổ quát do nhà nước trả tiền, được chăm sóc sức khoẻ và các điều luật hình sự thích hợp với độ tuổi và sự phát triển của trẻ em.
Những cách giải thích về quyền trẻ em thay đổi từ cho phép trẻ em khả năng tự quyết về hành động tới đảm bảo cho trẻ em tự do về thân thể, tinh thần và tình cảm không bị lạm dụng, dù cái bị gọi là “lạm dụng” đang là một vấn đề gây tranh cãi. Các định nghĩa khác gồm quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng
Trích Wiki
Như vậy, bản chất quyền trẻ em chính là quyền con người của trẻ em được cụ thể hóa với tính chất là nhóm xã hội đặc biệt, trẻ em có những quyền mang tính đặc thù của mình bao gồm quyền được chăm sóc sức khỏe, giáo dục, cuộc sống gia đình, vui chơi và giải trí, một mức sống đầy đủ và được bảo vệ khỏi bị lạm dụng và xâm hại. Quyền của trẻ em bao gồm các nhu cầu phát triển và phù hợp với lứa tuổi của trẻ thay đổi theo thời gian khi một đứa trẻ lớn lên
Các quyền của trẻ em 2022

Căn cứ theo Luật trẻ em năm 2016, trẻ em có các quyền sau:
Điều 12. Quyền sống
Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe
Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí
Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Điều 20. Quyền về tài sản
Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư
Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ
Điều 23. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
Điều 24. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
Điều 25. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
Điều 26. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.
Điều 27. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
Điều 28. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
Điều 29. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
Điều 30. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
Điều 31. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
Điều 32. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội
Điều 33. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
Điều 34. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp
Điều 35. Quyền của trẻ em khuyết tật
Điều 36. Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn
Đừng bỏ lỡ>>
Ngày 19/08 là ngày gì? Tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của ngày 19/08
Có thể bạn chưa biết: Cắt tóc ngày nào tốt? Kiêng kỵ cắt tóc vào ngày nào?
[Chia sẻ] Đột xuất hay đột suất đúng chính tả? Ý nghĩa của nó là gì?
Ý nghĩa của quyền trẻ em là gì?

Quyền trẻ em là một phần không thể thiếu của quyền con người. Hiện nay, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em là Luật quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em, Công ước này bao gồm 54 điều khoản. Công ước đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toàn thế giới đều được hưởng, và được Liên hợp quốc thông qua năm 1989.
Hầu hết tất cả các các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20 tháng 2 năm 1990. Các quyền của trẻ em đã được quy định rõ ràng và đầy đủ trong quy định của Luật Trẻ em 2016.
Các quyền quy định trong Luật trẻ em 2016 được giành cho mọi trẻ em, không phân biệt trẻ em trai, trẻ em gái, nguồn gốc xã hội, dân tộc, tôn giáo, giàu hay nghèo, lành lặn hay khuyết tật… Tuy nhiên, trẻ em gái luôn được ưu tiên, nhấn mạnh trong các chương trình hay dự án dành cho trẻ em do những đặc điểm về giới tính và những ràng buộc của phong tục tập quán. Điều này góp phần nâng cao ý thức của người dân và xóa bỏ vấn nạn phân biệt, bất bình đẳng giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Quyền trẻ em không làm giảm vai trò và uy tín của cha mẹ đối với con cái, ngược lại. Pháp luật về quyền trẻ em còn nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng không thể thay thế của cha mẹ trong việc nuôi dạy, bảo vệ và hướng dẫn con cái. Các quy định cũng chỉ rõ rằng Chính phủ phải tôn trong và giúp đỡ gia đình hoàn thành trách nhiệm cao quý đó.
Bên cạnh Nhà nước, cộng đồng thì Cha mẹ có trách nhiệm hàng đầu, với khả năng tài chính của mình, trong việc thực hiện các quyền trẻ em trước hết ở trong gia đình. Trường hợp cha mẹ không có khả năng chăm sóc hoặc khó khăn về tài chính, cộng đồng và xã hội phải có trách nhiệm hỗ trợ trẻ em.
Trên đây là tất tần tật về Trẻ em là người dưới bao nhiêu tuổi. Mong rằng bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Chúc các bạn vui vẻ và luôn đồng hành cùng Wikiaz.net.
Hôm nay những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn!