CPI – Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số được sử dụng để phản ánh mức độ thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết CPI là gì? Công thức và cách tính CPI.
1. CPI là gì?
CPI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Consumer Price Index – Chỉ số giá tiêu dùng. Đây là chỉ số phản ảnh mức độ thay đổi của giá tiêu dùng theo thời gian. Mức độ thay đổi này chỉ là tương đối bởi CPI dựa trên 1 giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.
Đơn vị tính của CPI là phần trăm (%)
2. Giỏ hàng hóa để tính CPI gồm những hàng hóa gì?
Trong rổ hàng hóa, các món hàng người tiêu dùng chi tiêu nhiều như thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn, được đánh giá quan trọng. Các sản phẩm thứ yếu như vé xem phim, bàn chải đánh răng… là những sản phẩm người dùng ít chi tiêu nên sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ.
3. Cách tính Chỉ số giá tiêu dùng – CPI
Chỉ số giá tiêu dùng được tính số bình quân gia quyền theo Công thức Laspeyres của giá cả thời kỳ báo cáo so với kỳ cơ sở. Cụ thể như sau:
Bước 1 – Cố định giỏ hàng hóa: Qua các cuộc điều tra, người ta sẽ xác định được các hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu mà người tiêu dùng sử dụng
Bước 2 – Xác định giá cả: Thống kê giá cả của từng mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại từng thời điểm
Bước 3 – Tính chi phí giỏ hàng hóa: Lấy số lượng nhân với giá cả từng loại hàng hóa trong giỏ rồi cộng tổng lại
Bước 4 – Lựa chọn một thời kỳ cơ sở (thời kỳ gốc) để tính CPI cho thời kỳ báo cáo bằng công thức sau:
Trong đó:
- CPIt là chỉ số CPI của thời kỳ báo cáo
- Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 – 8 năm tùy từng quốc gia
Để tính chỉ số làm phát của một thời kỳ, người ta dựa vào công thức sau:
Chỉ số lạm phát thời kỳ t = 100x[(CPI thời kỳ t – CPI thời kỳ t–1)/CPI thời kỳ t-1]
Ví dụ:
Chỉ số lạm phát 2018 so với 2017 = 100x[(CPI năm 2018 – CPI 2017)/CPI 2017]
Trên thực tế, quyền số trong tính toán CPI được xác định bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được sử dụng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau.
CPI thường được tính hàng năm, hàng tháng. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng.
Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào (giá bán lẻ). Lưu ý chỉ số giá tiêu dùng năm gốc luôn bằng 1
Mối quan hệ giữa chỉ số CPI là Lạm phát
Sự gia tăng của CPI được nhiều người coi như đó là “tỷ lệ lạm phát”
CPI được sử dụng bởi Chính phủ để xác định mức tăng cho quỹ bảo trợ xã hội và các thương nhân sử dụng để dự đoán giá trong tương lai.
4. Các vấn đề thường gặp phải khi tính chỉ số giá tiêu dùng – CPI
Viếc sử dụng giỏ hàng hóa cố định dẫn tới 3 hạn chế của CPI sau đây:
- Khi giá cả 1 mặt hàng cao hơn mặt hàng khác thì người tiêu dùng có xu hướng ít tiêu dùng mặt hàng đã tăng giá mà chuyển sang tiêu dùng mặt hàng khác ít đắt đỏ hơn – Đây được gọi là “Độ lệch thay thế”. Chỉ số CPI không phản ánh được độ lệch này, điều này làm CPI đánh giá cao hơn thực tế mức giá.
- Vì sử dụng giỏ hàng khóa cố định nên khi các hàng hóa mới xuất hiện, 1 đơn vị tiền tệ có thể mua được sản phẩm đã dạng hơn thì CPI lại không phản được. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì vậy lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế
- Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.
Theo Wikipedia