Có phải bạn đang gặp khó khăn trong việc sử dụng 2 từ “Dành” và “Giành” Có phải bạn đang không biết cách phân biệt khi nào dùng từ “Dành”, khi nào dùng từ “Giành” thì đây là bài viết bạn nên đọc. Trong bài viết này, mọi thắc mắc của bạn về Dành hay Giành sẽ được giải đáp chi tiết.
Dành hay Giành
Để biết chính xác Dành hay Giành trước tiên ta cần nắm vững ý nghĩa và dạng tồn tại của 2 từ này
Dành (động từ) có nghĩa:
- Giữ lại một thứ gì đó để dùng sau. Ví dụ: Để dành tiền mua xe…
- Để riêng cho ai đó hoặc cho việc gì đó. Ví dụ: Dành thời gian cho gia đình; Dành thức ăn cho người vô gia cư; Dành cho em; Dành dụm cho việc mua nhà…
Giành (động từ) có nghĩa:
- Cố gắng để lấy về cho mình, không muốn cho người khác lấy được, chiếm được. Ví dụ: Giành lấy thị phần; Tranh giành phần hơn…
- Cố gắng để đạt được. Ví dụ: Giành giải nhất; Giành vị trí trưởng phòng…
Giành (danh từ): Đồ vật được đan bằng tre hoặc nứa có đáy phẳng, thành cao dùng đựng đồ, xách đồ.
Tóm lại: Sự khác nhau giữa “Dành” và “Giành” nằm ở chỗ
Dành: Để lại 1 thứ gì đó cho mình hoặc cho ai đó -> Mang nghĩa cho đi
Giành: Đoạt lấy 1 thứ gì đó -> Mang nghĩa chiếm đoạt, lấy về
Dành cho hay Giành cho
“Dành cho” là đúng chính tả
Tiếng Việt không có từ “Giành cho” nhé
Mong rằng bài viết đã giúp các bạn phân biệt rõ “Dành” với “Giành” và hiểu cách sử dụng 2 từ đồng âm này đúng cách.
Dành dụm hay Giành dụm
“Dành dụm” là từ đúng chính tả