Gen Z đang là thế hệ được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Với tính cách mạnh mẽ và phá cách, thế hệ Gen Z đã tạo ra nhiều dấu ấn khác biệt của riêng mình. Đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày, giới trẻ này thường sử dụng nhiều ngôn ngữ “teencode” thú vị. Hịn là gì? Flex là gì?… Trong bài viết sau chúng ta cùng Wiki A-Z tìm hiểu về một số từ phổ biến trong ngôn ngữ Gen Z nhé.
Ngôn ngữ Gen Z là gì? Nguồn gốc và xuất xứ
Hầu như mỗi thế hệ chúng ta đều có những loại ngôn ngữ riêng biệt, từ thế hệ 8x, 9x. Đến thế hệ Gen Z cũng vậy, trong giao tiếp hàng ngày hay trên mạng xã hội thế hệ này thường có nhiều từ ngữ độc đáo. Ngôn ngữ Gen Z không phải là ngôn ngữ chính thức của tiếng Việt. Nguồn gốc của nó đơn giản chỉ là từ sáng tạo của một số bạn trẻ thuộc thế hệ Z nhằm mục đích giải trí. Sau đó nó được nhiều bạn khác ưa chuộng và sử dụng để giao tiếp qua mạng cho nhanh gọn hơn và thể hiện cá tính của riêng họ.

Các từ ngữ thú vị thuộc ngôn ngữ Gen Z có thể được biến tấu từ tiếng Việt nguyên gốc, bằng cách nói lái hay rút gọn. Hoặc cũng có thể từ các từ tiếng Anh, các từ “viral” của một nhân vật nổi tiếng nào đó trên mạng xã hội. Kho từ vựng của ngôn ngữ Gen Z khá phong phú và ngày càng phổ biến. Chúng ta cùng tìm hiểu một số từ thông dụng trong các phần tiếp theo nhé.
Hịn là gì?
“Ôi hịn thế!”, “Hịn thế nhờ”… Một trong những từ giới trẻ hay dùng chính là từ “hịn”. Vậy hịn là gì? Hịn là từ lái của từ “xịn”, có nghĩa là một thứ đồ tốt, chất lượng. Khi khen một điều gì đó chất lượng, giới trẻ thường dùng từ “hịn” để nghe đáng yêu hơn, trẻ trung hơn.
Ngoài ra theo nhiều cách lý giải khác, từ hịn còn được dùng để chỉ những người có tính tình khó gần, có tính cách độc lập, thường giữ khoảng cách với người khác một cách tinh tế. Tuy nhiên nghĩa này ít thông dụng hơn, và nó không được áp dụng trong ngôn ngữ Gen Z.
XEM THÊM >> Lỏ Là Gì Trên Facebook? Lỏ Là Gì Trên Tiktok?
Flex là gì?
Một trong những từ nổi lên gần đây chính là flex, nó còn được tạo thành trend trên mạng xã hội. Flex được dùng để chỉ hành động khoe khoang, thể hiện bản thân một cách lố bịch nhưng không kém phần hài hước. Từ Flex vốn dĩ là một động từ trongg tiếng Anh, vỡi nghĩa gốc chỉ hành động bẻ cong uốn cong một vật gì đó dễ dàng. Hoặc nghĩa ám chỉ việc uyển chuyển thay đổi một việc gì đó để nó phù hợp hơn với hoàn cảnh.
Từ flex được sử dụng nhiều trong ngôn ngữ giới trẻ tại Việt Nam, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội. Thậm chí còn có cả cộng đồng “Flex đến hơi thở cuối cùng” có tới hơn 800 nghìn thành viên, là nơi để mọi người thoải mái flex mà không sợ bị chê trách. Trend flex chủ yếu khoe một cách hài hước, tế nhị, mục đích tạo ra tiếng cười nên được nhiều người hưởng ứng.
Báo là gì? Báo thủ là gì?
“Báo thủ”, “báo quá trời báo”, “báo cha báo mẹ”, “quá báo”… là những từ Gen Z thường dùng để ám chỉ những người hay gây chuyện rắc rối, phá hoại, ảnh hưởng đến người khác. Từ này được dùng cả trong giao tiếp hàng ngày cũng như trên mạng xã hội, tạo ra câu chuyện hài hước sinh động. Bất kỳ khi nào thấy ai đó có dấu hiệu phá hoại là giới trẻ lại dùng từ “báo” để miêu tả về người đó.
[BỎ TÚI NGAY] 100+ Câu Thả Thính Ngày Tết Ngọt Lịm Tim Đảm Bảo Thoát Ế
Mãi keo mãi mận là gì?
Mãi keo mãi mận là những từ được các cô gái rất ưa chuộng sử dụng. Từ này bắt nguồn từ ngôn ngữ của Gen Z nhưng hiện nay được áp dụng rộng rãi ở mọi lứa tuổi. “Mãi mận” hay “mãi mặn” là cách nói vắn tắt của “mãi mặn mà”. Từ này thường dùng để khen về tính cách của đối phương một cách hài hước, sinh động. Nó thường được dùng để cảm thán trước một hành động nào đó làm mình ngưỡng mộ hoặc là để khen ngợi về ngoại hình, tính cách hóm hỉnh của một ai đó.
Mãi keo cắt nghĩa đơn giản từ từ “keo” là một chất kết dính vật thể với nhau. “Mãi keo” dùng để biểu thị ý nghĩa mãi mãi bền chặt, thân thiết không tách rời. Từ mãi keo thường được dùng để diễn tả những mối quan hệ tình bạn giữa những người có tình cảm thân thiết, gắn bó lâu dài, bền chặt như người thân trong nhà.
Cpink là gì?
Cpink chắc hẳn là một từ xa lạ với thế hệ từ 9x đổ về trước. Nếu như ngôn ngữ teencode ngày trước gọi vợ chồng là vk ck thì đến thế hệ Gen Z có thêm cách gọi mới là cpink.
Công thức tạo ra ngôn ngữ đó cực kỳ đơn giản nhưng ít ai ngờ tới, đó là sự kết hợp giữa chữ “C” và “pink” (màu hồng trong tiếng Anh). Từ đó ra nghĩa cuối cùng là “chồng”.
XEM THÊM >> Ghost Là Gì? Ghost Trong Tình Yêu Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Bị Ghost
Gét gô nghĩa là gì?
Gét gô là gì mà trở thành một trào lưu nổi đình nổi đám trên mạng xã hội? Từ này có nguồn gốc từ “let’s go” trong tiếng Anh. Có nghĩa là đi thôi, đi nào, làm thôi nào… Cách nói lái từ của thế hệ gen Z tạo nên những từ nghe hài hước hơn, ấn tượng hơn và nhanh chóng được phổ biến rộng rãi.
Đặc biệt, trên mạng xã hội nổi lên trào lưu tham gia thử thách. “Thử thách 6 ngày 6 đêm ngủ dưới nước, vợ gọi không lên. Gét gô”; “Thử thách 6 ngày 6 đêm đi chơi không về, mẹ gọi cũng không về. Gét gô”…. Rất nhiều trend hài hước gắn với từ “gét gô” được các bạn trẻ áp dụng một cách hài hước và lan rộng khắp các mạng xã hội.
Lemỏn là gì?
Thêm một từ trong từ điển của thế hệ gen Z có bắt nguồn từ tiếng Anh là “lemỏn”. Với công thức được giải thích nghe “rất vô lý nhưng lại thuyết phục” là “Lemỏn = lemon + dấu hỏi = Chanh + dấu hỏi = Chảnh”.
Vậy là thay vì nói “cô ấy chảnh quá”, gen Z sẽ lái thành “cô ấy lemỏn quá”. Nghe khá “rối não” nhưng cũng thú vị đúng không nào. Tuy nhiên những ngôn ngữ này chắc chỉ các bạn cùng thế hệ gen Z mới có thể nghe và hiểu ngay được.
Ô dề là gì?
Từ “ô dề” vừa nghe qua sẽ thấy tựa tựa từ “oh yeah” biểu lộ sự hào hứng, phấn khích. Tuy nhiên trong ngôn ngữ của gen Z từ này lại có ý nghĩa hoàn toàn khác.
Từ “ô dề” có nguồn gốc từ một video của người phụ nữ mặc áo dài màu vàng trên Tiktok nổi tiếng từ tháng 9/2021 với câu nói “Làm sơ sơ thôi, làm quá thì nó ô dề”. Ô dề ở đây được hiểu là lố lăng, làm quá làm lố không giống ai.
Mai đẹt ti ni là gì?
Mai đẹt ti ni là từ được nói lái từ “Destiny” trong tiếng Anh. Nó dùng cho mối quan hệ yêu đương, có nghĩa là một người quan trọng trong cuộc đời, mối lương duyên “trời định” của ai đó. Từ mai đẹt ti ni trở thành trào lưu từ bộ phim Thái Lan cực kỳ hot tại Việt Nam là Ngược dòng thời gian để yêu anh (Love Destiny).
Bộ phim kể về câu chuyện tình ngọt ngào của cặp đôi diễn viên chính. Trong phim nữ chính gọi nam chính là mai đẹt ti ni, tức là tình yêu định mệnh của đời cô. Từ đó gen Z cũng hay gọi chân ái của đời mình một cách hài hước bằng cái tên mai đẹt ti ni.
Trên đây là một số từ ngữ đặc trưng trong kho ngôn ngữ của gen Z. Còn rất nhiều từ khác được giới trẻ phát minh ra và sử dụng một cách hài hước trong cuộc sống. Tuy nhiên những từ này thường chỉ thích hợp sử dụng trong mối quan hệ bạn bè, trong những câu chuyện vui vẻ. Còn đối với những mối quan hệ và hoàn cảnh cần trang nghiêm, ngôn từ chuẩn xác thì bạn lưu ý không sử dụng nhé.