Thực tế hiện nay có rất nhiều bạn nhầm lẫn từ kìm chế hay kiềm chế, kìm hãm hay kiềm hãm, kiềm lòng hay kìm lòng mà không biết từ nào mới đúng chính tả Tiếng Việt. Để giải đáp được những thắc mắc này, hãy cùng tham khảo ngay bài viết sau từ Wiki A-Z nhé.
Kìm chế hay kiềm chế?
Kìm chế hay kiềm chế?
Câu trả lời của Wiki A-Z: “Kiềm chế” là từ đúng chính tả, “kìm chế” là từ sai chính tả.
Nhiều người cho rằng kìm và kiềm chế đều giống nhau. Nhưng trên thực tế, hai từ này hoàn toàn khác nhau. Bên cạnh đó, nhiều người tưởng giống như kìm nén, kìm giữ đều dùng từ kìm nên họ cho rằng kiềm chế là dùng bằng từ kìm thay vì từ kiềm.

Chúng ta cùng phân tích để thấy rõ được sự khác nhau này nhé!
Kìm (động từ) có nghĩa là tác động nhằm làm tốc độ của vật nào đó chậm lại, cường độ hoạt động yếu đi hay làm cho phải dừng lại, không được diễn ra tiếp.
Ví dụ:
– Kìm hãm con ngựa đó lại đi anh.
– Kìm chiếc xe đó lại, cho nó đi nhanh quá!
Tuy nhiên, khi tìm trong từ điển thì từ Kìm chế không xuất hiện mà thay vào đó là từ Kiềm chế.
Ví dụ:
– Đôi lúc, tôi đã không kiềm chế được bản thân.
– Tôi giận chồng và không kiềm chế được bản thân.
– Bạn cần phải kiềm chế tính nóng của bản thân lại đi!
Kiềm chế cảm xúc là gì?
Kiềm chế cảm xúc được hiểu là giữ ở một chừng mực nhất định không cho tự do hoạt động và phát triển. Từ kiềm chế đồng nghĩa với từ như kiềm chế, khiên chế, kìm nén, kìm giữ.
Ví dụ:
– Đôi lúc, tôi đã không kiềm chế được bản thân.
– Kiềm chế lưỡi khi bạn đang giận giữ.
– Thả lỏng, hít hơi thật mạnh là cách giúp kiềm chế cảm xúc.
– Làm cách nào để có thể kiềm chế được cảm xúc của mình?
– Kiềm chế lại đi bạn, đừng để giận mất khôn.
– Kiềm chế cơn giận là cách bạn chiến thắng kẻ thù.
– Bạn nên học cách kiềm chế bản thân.
– Nếu như bạn kiềm chế được tính nóng giận của bạn, bạn có thể sẽ thành công.
Kìm hãm hay kiềm hãm? Kiềm lòng hay Kìm lòng?
Với những giải thích về từ “kìm” và từ “kiềm” ở trên, ta có từ “kiềm hãm” và từ “kiềm lòng”.
Tuy nhiên, do sự đa dạng của Tiếng Việt cũng như sự phong phú của văn nói, bây giờ người ta hay sử dụng từ “kìm hãm” và từ “kìm lòng” hơn.

Sau đây, Wiki A-Z sẽ giới thiệu đến bạn một số ví dụ thường gặp trong đời sống hàng ngày:
Ví dụ về kìm hãm hay kiềm hãm
- Kìm hãm nền kinh tế thuộc địa.
- Nền kinh tế bị kìm hãm
- Sức mạnh không gì kìm hãm nổi
- Anh nên kiềm chế tính tình của mình lại.
- Kiềm chế được tính nóng nảy của bạn chưa?
Ví dụ về kiềm lòng hay kìm lòng
- Tôi không kiềm lòng trước vẻ đẹp của cô ấy được.
- Muốn đi du lịch mà không có tiền, anh nên kiềm lòng lại.
- Tôi kìm lòng không được mà muốn ăn món đó.
- Bạn nên kìm lòng lại, cô ấy đã yêu người khác rồi.
- Chiếc ô tô này quá đắt nên tôi phải kìm lòng lại.
Kết luận: Vậy là qua những thông tin ở bài viết, hy vọng bạn sẽ phân biệt được và không còn nhầm lẫn giữa các từ kìm chế hay kiềm chế, kìm hãm hay kiềm hãm, kiềm lòng hay kìm lòng. Chúc các bạn vận dụng đúng từ vào trong học tập, công việc và cuộc sống hàng ngày.
Thông tin hữu ích: