Đại từ là phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình tiếng Việt. Đại từ được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Đại từ có nhiều loại như đại từ nhân xưng, đại lý thay thế hoặc đại từ dùng để hỏi. Trong mỗi loại đại từ lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Trong bài viết này, Wiki A-Z sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về đại từ nhân xưng để bạn nắm rõ ngôi thứ nhất là gì? Ngôi thứ hai thứ ba là gì? Tại sao không có ngôi kể thứ hai. Các bạn cùng theo dõi nhé!
Đại từ là gì? Phân loại đại từ trong tiếng Việt
Đại từ là gì?
Đại từ chính là các từ ngữ thường dùng để xưng hô hoặc dùng để thay thế các danh từ, động từ tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ tính từ trong câu. Mục đích sử dụng đại từ là để tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần trong cùng một câu.
Đại từ trong câu có thể giữ vai trò là chủ ngữ. Hoặc là vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Nó có thể trở thành thành phần chính trong câu nhưng không làm nhiệm vụ định danh. Phần lớn đại từ có chức năng trỏ và mục đích thay thế các thành phần khác.

Phân loại đại từ trong tiếng Việt
Đại từ trong tiếng Việt được chia thành 3 loại: Đại từ nhân xưng, đại lý thay thế, đại từ dùng để hỏi. Cụ thể:
- Đại từ nhân xưng: là các đại từ chỉ ngôi dùng để xưng hô. Đại từ nhân xưng được dùng để thay thế cho danh tử để chỉ mình hoặc chỉ người khác. Đại từ nhân xưng gồm 3 ngôi: ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba.
Ví dụ: Tôi rất thích cậu (“Tôi” là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, “cậu” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba).
- Đại từ thay thế: là các đại từ được sử dụng thay thế các từ khác nhằm tránh việc lặp từ hoặc không muốn đề cập trực tiếp. Ví dụ như:
Các đại từ thay thế cho danh từ: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng…
Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: như thế, như vậy…
Đại từ thay thế cho số từ: bao nhiêu, …

- Đại từ dùng để hỏi: thường sử dụng với mục đích hỏi về người, vật, nơi chốn, thời gian, số lượng, tính chất sự vật…
Ví dụ: Bữa tiệc hôm nay tổ chức ở đâu? (“đâu” là đại từ dùng để hỏi về nơi chốn).
THAM KHẢO >> May mắn là gì? Từ đồng nghĩa với may mắn? Từ trái nghĩa với may mắn.
Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
Như trong phần khái quát về đại từ ở trên đã nêu, đại từ nhân xưng sẽ được chia thành ba ngôi. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về từng ngôi trong phần này nhé.

Ngôi thứ nhất là gì?
Ngôi thứ nhất là gì trong đại từ? Ngôi thứ nhất hay còn gọi là ngôi kể thứ nhất, là ngôi dùng để chỉ chính bản thân người đang dẫn dắt câu chuyện, thường xưng “tôi” hoặc “chúng tôi”. Ngôi thứ nhất là gì? Đó chính là ngôi người làm nhiệm vụ dẫn dắt câu chuyện kể lại toàn bộ câu chuyện cho người khác. Họ là người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, có thể can dự câu chuyện dưới nhiều hình thức.
Hầu hết các tác phẩm thường bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của ngôi thứ nhất. Nếu không có sự dẫn dắt của “tôi” thì câu chuyện khó thể hiện được một cách trọn vẹn. Khi câu chuyện được kể bằng ngôi thứ nhất, các ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… sẽ được nêu một cách chân thực. Họ không chỉ đơn thuần là người kể chuyện, mà những cảm xúc tâm trạng như “tôi nghĩ”, “tôi thấy”… cũng sẽ được lồng ghép vào làm câu chuyện sinh động hơn. Ví dụ trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long, tác giả đã dùng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” cho nhân vật anh thanh niên để thuật lại câu chuyện.

Ngôi thứ hai là gì? Tại sao không có ngôi kể thứ hai?
Ngôi thứ nhất là gì? Ngôi thứ nhất chính là đại từ nhân xưng của nhân vật “tôi”, chúng tôi” trong câu chuyện. Vậy ngôi thứ hai là gì? Ngôi thứ hai chính là đại từ nhân xưng chỉ người nghe, họ chỉ đóng vai trò là người nghe câu chuyện do ngôi thứ nhất kể. Các đại từ chỉ ngôi thứ hai thường gặp là: bạn, cậu, mày, các bạn, các cậu…
Tại sao không có ngôi kể thứ hai? Như ở trên vừa nêu, ngôi thứ hai chỉ đóng vai trò là người nghe, do vậy họ không được gọi là ngôi kể. Khi họ nghe xong câu chuyện và đi kể lại cho một người khác thì đã đóng vai trò ở ngôi kể thứ ba chứ không được gọi là ngôi kể thứ hai. Do vậy kết luận lại là không có ngôi kể thứ hai.
THAM KHẢO >> Câu chủ đề là gì? Câu chủ đề có vai trò như thế nào?
Ngôi thứ ba là gì?
Ngôi thứ ba là ngôi dùng để chỉ các đại từ nhân xưng chỉ người không có trong cuộc giao tiếp nhưng lại được nhắc đến trong giao tiếp. Các đại từ ngôi thứ ba thường dùng như: hắn, họ, bọn nó, chúng nó…

Khi kể theo ngôi kể thứ ba, người kẻ sẽ tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Khi sử dụng ngôi kể này sẽ giúp người kể kể lại câu chuyện một cách linh hoạt những gì diễn ra với nhân vật. Ví dụ trong tác phẩm Làng của Kim Lân, tác giả đã chọn ngôi kể thứ ba giúp cho nhân vật ông Hai được đánh giá tự nhiên và khách quan nhất.
Kết luận: Từ ngữ tiếng Việt rất phong phú, trong mỗi hoàn cảnh nó lại mang ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi giao tiếp, bạn cần cân nhắc theo từng ngữ cảnh, từng đối tượng để sử dụng đại từ phù hợp. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn nắm chắc được kiến thức về đại từ và vận dụng chính xác vào bài tập cũng như giao tiếp hàng ngày nhé!
THAM KHẢO >> Trao dồi hay trau dồi mới là đúng chính tả? Tại sao lại có lỗi sai này
Các từ khóa tìm kiếm liên quan
- Ngôi thứ ba là gì
- Tại sao không có ngôi kể thứ hai
- Ngôi thứ ba số ít là gì
- Ngôi thứ nhất trong tiếng Anh là gì
- Ngôi kể thứ 1 2 3 là gì
- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất
- Ngôi kể thứ ba có tác dụng gì