Có nhiều thắc mắc về việc cắn lưỡi có chết thật không? Tại sao cắn lưỡi chết mà cắt lưỡi thì lại không chết, chúng khác nhau ở chỗ nào? Hãy để Wikia.net giải đáp cho bạn!
1. Cắn lưỡi có chết không?
Lưỡi đóng vai trò là cơ quan vị giác nằm trong khoang miệng con người nói riêng và các động vật có xương sống nói chung. Bề mặt lưỡi có các nhú đóng vai trò là cơ quan thụ cảm chất hóa học, mùi vị có trong dung dịch cho con người khả năng cảm nhận vị giác khác nhau.

Bên trong lưỡi chứa mạng lưới mạch máu dày đặc vì vậy mà được xem như hồ máu trong cơ thể. Hành động cắn lưỡi sẽ làm cho mạch máu bên trong lưỡi bị cấu xé vỡ toác ra và chảy máu không ngừng dẫn tới cái chết do mất máu. Thêm vào đó, khi cắn lưỡi sẽ cắn vào 1 huyệt đạo quan trọng khiến máu không thể cầm được.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhàng
2. Tại sao cắn lưỡi thì chết mà cắt lưỡi lại không chết?
Khi cắn lưỡi mạch mạch máu sẽ bị xé toác ra và chảy máu theo nhiều hướng dẫn tới rất khó cầm máu được. Thêm vào đó việc cắn trúng huyệt đạo quan trọng làm cho máu càng khó cầm hơn, cái chết là do mất máu.

Ngoài ra cắn lưỡi mang lại cảm giác đau hơn nhiều so với cắt lưỡi, cảm giác đau này khiến cho tim bị kích thích mạnh, huyết áp tăng cao càng làm cho quá trình mất máu nhanh hơn. Người cắn lưỡi thậm chí còn bị chết do nguyên nhân đau tim.
Cắt lưỡi là dùng dao sắc để cắt 1 đường thẳng dứt khoát nên các mạch máu chỉ bị đứt theo 1 hướng xác định nên dễ cầm máu hơn. Cùng với đó vết cắt dứt khoát sẽ giảm cảm giác đau đớn và không bị sốc như cắn lưỡi nên giảm nguy cơ bị đau tim.
Tóm lại: Nói rằng cắn lưỡi thì chết mà cắt lưỡi lại không chết là không hoàn toàn đúng, bởi cả 2 hình thức này nếu không được cầm máu đúng cách, để máu mất quá nhiều đều sẽ bị tử vong. Ngược lại nếu cầm máu tốt và kịp thời sẽ giữ được tính mạng. Tuy nhiên phải nói rằng: So với cắt lưỡi, cắn lưỡi gây nguy cơ tử vong cao hơn.