Trong văn hóa Ai Cập cổ đại, họ luôn tin rằng mọi thứ luôn được trị vì và cai trị bởi các vị thần. Cho đến nay người dân Ai Cập vẫn sùng bái và thờ cúng nhiều vị thần. Cùng điểm lại tên các vị thần Ai Cập – hình ảnh, biểu tượng và ý nghĩa của các vị thần này qua bài viết sau cùng Wiki A-Z nhé.
1. Thần Amun – Vị thần tối cao trong các vị thần Ai Cập
Thần Amun là vị thần được sùng bái nhất trong các vị thần Ai Cập cổ đại. Đây được xem là vua của các vị thần. Thần Amun cùng thần Mut và con trai của thần Khonsu là 3 vị thần được thờ cúng nhiều nhất tại Ai Cập.

Tên của thần Amun mang ý nghĩa là tàng hình hay còn gọi là người ẩn thân. Người ta cho rằng ông tự tạo ra chính mình trước khi tạo ra thế giới. Khi sáp nhật với thần Ra sức mạnh càng trở nên lớn mạnh và trở thành một vị thần vừa vô hình vừa hữu hình. Con dân Ai Cập sùng bái thần Amun với niềm tin thần Amun mang lại may mắn, công bằng và bảo vệ cho họ.
Thần Amun xuất hiện với nhiều hình hài khác nhau như cá sấu, khỉ, rắn hổ mang hoặc ếch. Ông có thể tự tái sinh bằng cách biến mình thành rắn và lột da. Nhưng hình ảnh phổ biến nhất của ông là hình dáng một người đàn ông với cái đầu của con cừu. Và sau cùng là hình ảnh một vị vua ngồi trên ngai vàng, đội vương miện với 2 chóp lông.
2. Thần Mut – Nữ thần Mẹ trong 9 vị thần Ai Cập
Mut có nghĩa là Mẹ trong tiếng Ai Cập cổ. Thần Mut là một vị thần nguyên thủy trong Ai Cập cổ đại. Vị thần này được ví như mẹ của các vị nữ thần. Bà được gọi với nhiều tên khác nhau như “Người mẹ của thế giới”, “Người phụ nữ trên thiên đường”, “Mẹ của các vị thần”, “Con mắt của thần Ra”, “Người không được sinh ra từ bất cứ gì”.

Thần Mut có thân hình người phụ nữ, đội trên đầu chiếc vương miện đại diện cho miền Thượng và Hạ của Ai Cập. Người Ai Cập thường dùng con kền kền, mèo hoặc rắn cho chữ tượng hình để miêu tả thần Mut. Có nhiều đền thờ riêng cho bà trên khắp Ai Cập nhưng tập trung nhiều nhất tại đền Karnak. Việc thờ cúng thần Mut đều do các nữ tu quản lý.
XEM THÊM >> NATO Là Gì? Khối NATO Gồm Những Nước Nào? Việt Nam Gia Nhập NATO Năm Nào?
3. Thần Osiris – Thần cai quản cõi Âm – Các vị thần Hy Lạp
Osiris trong tiếng Hy Lạp còn gọi là Usiris. Các tên khác được dịch từ tiếng Ai Cập như Asar, Aser, Asari, Usir… là một trong 9 vị thần vĩ đại của Heliopolos trong tôn giáo Ai Cập cổ đại. Thần Osiris là con trai của thần đất Geb và nữ thần bầu trời Nut. Ông là anh của 3 vị thần Isis, Set và Nephthys. Thần Osiris được coi là vị thần của thế giới bên kia, người cai quản âm phủ.

Thần Osiris có nước da màu xanh, mang bộ râu pharaoh và xuất hiện dưới dạng xác ướp. Ông đọi vương miện trắng có gắn lông vũ ở hai bên (vương miện Atef). Tay cầm móc và néo – biểu tượng của một pharaoh. Ngoài việc bảo vệ cõi âm thì Thần Osiris còn từng bảo vệ mùa màng cây cỏ.
4. Thần Anubis – Thần ướp xác các vị thần. Tên các vị thần bóng tối
Anubis là tên theo tiếng Hy Lạp cổ dùng để chỉ vị thần mình người đầu chó rừng có liên quan đến việc ướp xác và cuộc sống sau cái chết trong văn hóa của Ai Cập cổ đại. Theo thần thoại Ai Cập cổ, Thần Anubis là con của Nephthys và Osiris. Từ thời Cổ vương quốc Ai Cập, thần Anubis được gán với việc chôn cất các pharaoh.

Thần Anubis được tưởng nhớ với vai trò là người bảo vệ các lăng mộ, bảo vệ những người đã chết và được gán danh hiệu Quan tư tế ướp xác. Vị thần này có nhiệm vụ giám sát việc ướp xác, tham gia vào quá trình phán xét tội lỗi của con người ở cuộc sống sau cái chết.
XEM THÊM >> Tỉnh Nào Giàu Nhất Việt Nam? Top 10 Tỉnh Giàu Nhất Việt Nam
5. Thần Ra – Vị thần mặt trời và ánh sáng
Thần Ra là vị thần mặt trời và ánh sáng theo văn hóa Ai Cập cổ đại. Vào vương triều thứ 5 ông trở thành vị thần tối cao, được miêu tả là ánh sáng mặt trời vào buổi trưa. Ý nghĩa của tên “Ra” tuy chưa được khẳng định nhưng thường được đề cập nhiều nhất tới sức mạnh sáng tạo, người sáng tạo.

Thần Ra có quyền kiểm soát từ mặt đất đến bầu trời và cả thế giới bên kia. Nên ông được xem là đấng sáng tạo của các vị thần. Thần Ra có nhiều biểu tượng khác nhau nhưng tiêu biểu nhất là hình ảnh một người có đầu chim ưng và đĩa mặt trời với rắn hổ mang cuộn quanh ở đỉnh đầu.
6. Thần Horus – Thần báo thù
Thần Horus – thần của chiến tranh chính nghĩa, bầu trời và sự bảo vệ. Ông là vị thần cổ đại quan trọng nhất trong Thần thoại Ai Cập. thần Horus được tôn thờ từ cuối thời tiền sử Ai Cập đến thời Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ai Cập thuộc La Mã. Trong thời kỳ đầu lịch sử Ai Cập, Horus là anh em trai của Isis, Osiris, Set và Nephthys. Khi các giáo phái khác nhau hình thành, ông trở thành con trai của Isis và Osiris.

Thần Horus được ghi lại với nhiều hình dáng khác nhau. Nhưng thường được miêu tả nhiều nhất là hình ảnh như một con chim cắt hoặc như một người đàn ông với đầu chim cắt. Con mắt của Horus trở thành một biểu tượng của sự sinh phục và giúp đánh bịa kẻ thù trong văn hóa Ai Cập cổ đại.
XEM THÊM >> Cờ LGBT Có Mấy Màu? Ý Nghĩa Từng Màu Là Gì? Ý Nghĩa 10 Lá Cờ LGBTQ+
7. Thần Thoth – Thần mặt trăng và trí tuệ
Thần Thoth là vị thần cai quản Mặt trăng trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Ông được xem là vị thần của văn tự, kiến thức, của pháp thuật, còn được gọi là vị thần của Thánh thư. Thần Thoth là vị thần sở hữu trí tuệ vô biên. Thần Thoth được cho là chồng của nữ thần Seshat. Họ có một người con là Hornub.

Thần Thoth xuất hiện với hình dạng một người đàn ông với cái đầu của cò quăm. Hoặc là một con khỉ đầu chó – một con vật thiêng trong văn hóa Ai Cập.
8. Thần Hathor – Nữ thần của tình mẫu tử
Thần Hathor là vị thần được biết với cái tên “Người vĩ đại với nhiều tên gọi”. Bà xuất hiện với nhiều vai trò khác nhau, từ sự sống đến cái chết. Người Ai Cập tin tằng thần Hathor mang đến phước lành cho người phụ nữ khi họ mang thai. Đây là một nữ thần của tình mẫu tử có nhiệm vụ chăm sóc những bà mẹ và trẻ em, nuôi dưỡng người sống và tiễn đưa người mất xuống địa ngục. Ngoài ra thần Hathor còn được xem là vị thần của âm nhạc, khiêu vũ và là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp.

Nữ thần Hathor được miêu tả với hình dáng một người phụ nữ có chiếc đĩa Mặt trời và cặp sừng bò trên đầu. Bà gắn liền với màu đỏ – màu của đam mê và màu ngọc lam – màu thiêng của nữ thần.
9. Thần Sekhmet – Nữ thần chiến tranh
Thần Sekhmet hay còn gọi là Sakhmet, Sekhet, Sachmis, Sakhet là nữ thần chiến tranh của thời Ai Cập cổ đại. Tên nữ thần có nghĩa là “Người mạnh mẽ’, “Nữ thần của nỗi khiếp sợ”. Sekhmet đại diện cho cái nắng nóng gắt của mặt trời vào giữa trưa. Vậy nên bà gắn liền với hình tượng ngọn lửa và vị thần khắc nghiệt nhất. Tương truyền hơi thở của bà tạo nên những vùng sa mạc khô cằn. Bà còn được biết đến tên gọi là “Nữ thần của bệnh dịch”, ai chọc tức bà bà sẽ gây bệnh cho người đó.

Thần Sekhmet có cái đầu của sư tử, đội đĩa mặt trời có rắn hổ mang quấn quanh ở trên đầu, tay cầm quyền trượng và biểu tượng ankh. Người Ai Cập cho rằng bà là đại diện cho thế lực đen tối của sự báo thù và chiến tranh. Nữ thần chiến tranh có nhiệm vụ chính là bảo vệ đĩa mặt trời của thần Ra.
Kết luận: Trên đây là tên các vị thần Ai Cập và các thông tin liên quan. 9 vị thần Ai Cập cổ đại này vẫn được tôn thờ đến bây giờ. Họ như một tín ngưỡng, một niềm tin cho con dân, là chỗ dựa để người dân Ai Cập vượt qua mọi khó khăn. Bạn hãy cùng tham khảo để một ngày nào đó có cơ hội đến Ai Cập thì có thể dễ dàng tiếp cận nền văn hóa của đất nước này hơn nhé.
Các từ khóa tìm kiếm liên quan đến tên các vị thần Ai Cập
- Tên các vị thần Hy Lạp
- Tên các vị thần bóng tối
- Tên các vị thần La Mã
- Các vị thần Ai Cập
- Các vị thần Hy Lạp
- Các vị thần Ai Cập phần 2
- 9 vị thần Ai Cập
- Các Vị Thần Ai Cập Thuyết Minh